Thủ tướng: Phải tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu!

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành Công Thương.

Thông báo kết luận nêu rõ, trong thời gian tới, ngành Công Thương cần tập trung phát triển sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa theo chiều sâu, thúc đẩy tái cơ cấu ngành công nghiệp, đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp; công nghiệp hỗ trợ gắn với các Tập đoàn đa quốc gia…

Ngành Công thương cần chủ động, sáng tạo trong việc tìm những giá trị gia tăng mới. Theo đó, xác định lực lượng sản xuất mới của ngành Công Thương không chỉ là các DNNN mà cần phải đẩy mạnh sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, hợp tác xã nhằm khơi dậy những tiềm năng đổi mới sáng tạo, tăng cường tính cạnh tranh trong ngành và của nền kinh tế.

Ngành cũng cần đổi mới phát triển công nghiệp, thương mại trong điều kiện thu xếp vốn còn nhiều khó khăn, hướng vào nông nghiệp nông thôn để tăng năng suất lao động của ngành Công Thương và của nền kinh tế, phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử kể cả ở các khu vực miền núi, xa xôi hẻo lánh.

Bên cạnh đó, ngành phải có một tầm nhìn mới, một quyết tâm mới và một chương trình hành động sống động, gắn với thực tiễn và xu thế phát triển để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Một số chỉ tiêu Chính phủ đã giao cho ngành gồm: phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 7,7%, trong đó công nghiệp khoảng 7,3%, xây dựng khoảng 9,2%; bảo đảm cân đối xuất nhập khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu từ 8% đến 10% so với năm 2017, kiểm soát nhập siêu dưới 3% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.

T.Công

Theo Trí thức trẻ

Cơ cấu lại ngành công nghiệp một cách mạnh mẽ

Theo Thủ tướng, để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các mục tiêu đã nêu, ngành Công thương phải quán triệt, phát huy tinh thần vào cuộc của các cấp, ngành.

Trong đó, Bộ Công Thương phải đi đầu và có chương trình hành động cụ thể đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc, xác định phương châm hành động xuyên suốt trong công tác chỉ đạo, điều hành chung của Bộ.

Đồng thời cần tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế trong ngành Công Thương. Ngành cần khẩn trương hoàn thiện và triển khai mạnh mẽ Kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020, xét đến năm 2025 theo các Nghị quyết chỉ đạo đã ban hành.

Thủ tướng yêu cầu ngành phải có tầm nhìn dài hạn, kiên quyết tạo chuyển biến rõ nét trong cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, giá trị gia tăng, năng suất lao động và sức cạnh tranh, phải phát huy tinh thần cầu thị, học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ công nghiệp nước ta trong bối cảnh mới.

Ngành phải triển khai nghiên cứu, xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hơn nữa sản xuất, kinh doanh, đảm bảo cân đối cân đối vĩ mô.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành Công thương, nhất là trong hoạt động sản xuất công nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, bắt kịp làn sóng công nghệ 4.0.

< Trở lại